Những chỉ số kinh tế quan trọng nhất trong Forex mà các nhà đầu tư nên nắm chắc
Các chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng có thể có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường Forex. Do đó, các nhà giao dịch chuyên nghiệp luôn phải theo dõi lịch kinh tế để có thể nắm bắt được bất kỳ sự biến động xảy ra đối với các cặp tiền tệ.
Các chỉ số kinh tế quan trọng nhất của Forex
Bản tin Non-Farm (NFP)
Non Farm (Nonfarm Payrolls – NFP) hay còn gọi là bản lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ, là một chỉ số kinh tế quan trọng nhất của Forex mà bất cứ nhà giao dịch nào cũng nên tìm hiểu. Lý do:
- GDP và mức độ việc làm có liên quan chặt chẽ với nhau. Bất kỳ thay đổi nào trong dữ liệu NonFarm đều di chuyển rất chặt chẽ với những thay đổi GDP hàng quý. Nếu GDP phát hành hàng quý, thì NFP được phát hành hàng tháng, chính vì vậy dữ liệu NFP phản ánh rất kịp thời và không có độ trễ về tình hình nền kinh tế hiện tại.
- Bản tin NonFarm có nhiều tác động lớn đến chính sách tiền tệ. Hãy nhớ, có 2 mục tiêu kép mà FED luôn quan tâm: giá cả ổn định và việc làm tối đa. Do đó, dữ liệu Nonfarm có ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức về thị trường và tương lai của chính sách tiền tệ nói chung.
Số liệu bảng lương phi nông nghiệp liên tục giảm cho thấy 1 sự yếu kém, đồng thời có khả năng dẫn tới nguy cơ suy thoái kinh tế. Ngược lại, nếu dữ liệu được công bố cho thấy tỷ lệ lao động tăng trưởng liên tục, thì đây có thể là một nền kinh tế khoẻ mạnh, phát triển và khả năng xảy ra suy thoái là rất thấp.
Thời gian công bố Nonfarm: Công bố định kỳ vào thứ 6 đầu tiên của tháng, lúc 19h30 (giờ mùa hè) hoặc 20h30 (giờ mùa đông) theo giờ Việt Nam.
Các dữ liệu trong bản tin Nonfarm: Một bản tin Nonfarm sẽ bao gồm 3 dữ liệu, đó là:
- Tỷ lệ tham gia lao động (Non-farm Employment Change): số lượng việc làm thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ được tạo ra trong tháng trước.
- Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment Rate): tỷ lệ người lao động chưa có việc làm nhưng vẫn đang tích cực tìm kiếm công việc mới trong tháng trước.
- Thu nhập bình quân theo giờ (Average Hourly Earnings): tỷ lệ thu nhập thay đổi trong tháng trước.
Phân tích bản tin Non-Farm thế nào:
Dữ liệu Non-Farm có ảnh hưởng lớn đến sức mạnh của đồng USD. Nói chung, khi bạn xem thông tin này mỗi tháng, hãy so sánh nó với cả Chỉ số kỳ trước (Previous) và Chỉ số dự báo (Forecast). Mức chênh lệch giữa 3 chỉ số này sẽ tác động lớn đến tâm lý nhà đầu tư khiến cho thị trường biến động mạnh.
- Số liệu Thực Tế > Dự Báo: tốt hơn dự kiến, theo hướng tích cực (tỷ lệ thất nghiệp giảm, tỷ lệ việc làm tăng) sẽ khiến USD tăng mạnh hay các cặp chứa USD/XXX sẽ Tăng, ngược lại các cặp XXX/USD sẽ Giảm.
- Số liệu Thực Tế < Dự Báo: xấu hơn so với dự kiến, theo hướng tiêu cực (tỷ lệ thất nghiệp tăng), sẽ gây ảnh hưởng tới đồng USD khiến USD giảm thì lúc này các cặp USD/XXX sẽ Giảm, và các cặp XXX/USD sẽ Tăng.
Nói chung, các trader Forex đều muốn thấy Tỷ lệ tham gia lao động (Non-farm Employment Change) tăng ít nhất 100.000 trong một tháng nhất định. Đây là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và nó có thể thúc đẩy tâm lý lạc quan đối với đồng đô la Mỹ.
Lãi suất của các ngân hàng TW
Một chỉ số kinh tế quan trọng của FOREX khác – đó chính là lãi suất của 8 ngân hàng TW lớn trên toàn thế giới, đặc biệt là của Mỹ (thường được FED công bố).
Khi tìm hiểu lãi suất, điều quan trọng là xem xét chính sách của NHTW đó như thế nào. Sẽ được chia làm 2 loại:
- Hawkish (diều hâu): có nghĩa là NHTW đã thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách tăng lãi suất. Các nhà đầu tư sẽ chuyển tiền của họ từ các quốc gia khác để kiếm được mức lãi suất cao hơn tại đất nước vừa tăng lãi này. => Khi đó, nhu cầu về tiền tệ của quốc gia đó sẽ tăng lên và sẽ làm tăng giá trị đồng tiền.
- Dovish (nới lỏng): có nghĩa là NHTW đã nới lỏng chính sách tiền tệ bằng cách giảm lãi suất. Điều này sẽ khiến các nhà đầu tư sẽ chuyển tiền của họ sang các quốc gia khác để kiếm được lãi suất cao hơn. => Lúc này, nhu cầu đối với đồng tiền của quốc gia đó sẽ giảm và đồng tiền sẽ mất giá.
Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến mức tăng/giảm lãi suất thực tế so với mức dự báo. Nếu lãi suất giống như dự báo thì thị trường sẽ ít biến động, còn nếu chênh lệch nhiều thì thị trường sẽ biến động rất lớn.
Tỷ lệ lạm phát (Inflation)
Một điều có tác động rất lớn đến tiền tệ của một quốc gia và tỷ giá hối đoái của quốc gia đó là tỷ lệ lạm phát. Lạm phát là sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hoá, dịch vụ theo thời gian và là sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó.
Một đất nước có lạm phát cao thì sức mua đồng nội tệ giảm, hàng hóa dịch vụ trong nước đắt hơn so với thị trường nước ngoài. Lúc này tiền trong nước sẽ bị giảm nhu cầu, còn người dân thích dùng ngoại tệ hơn. Ngược lại, khi đất nước có lạm phát thấp (hoặc có khi giảm phát) thì sức mua của đồng nội tệ tăng. Nhu cầu về nội tệ sẽ tăng khiến giá trị của nội tệ cũng sẽ tăng lên.
Lạm phát tăng đôi không phải là xấu đối với nền kinh tế, nếu tăng ở mức độ vừa phải thì là dấu hiệu cho nền kinh tế đang tăng trưởng. Nhưng xét trong giao dịch Forex, thì các tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng lớn đến tỷ giá của các cặp tiền tệ.
Lạm phát và lãi suất có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Nhiều quốc gia cố gắng cân bằng một cách khéo léo giữa lãi suất với tỷ lệ lạm phát, nhưng mối quan hệ giữa hai yếu tố này rất phức tạp và khó quản lý. Các NHTW sẽ nhìn vào dữ liệu lạm phát, rồi từ đó thao túng lãi suất để điều chỉnh lạm phát như mong muống (như những gì FED đã làm suốt thời gian gần đây).
- Lạm phát tăng ⇒ Đồng nội tệ mất giá ⇒ Tăng lãi suất để cải thiện giá trị đồng nội tệ, giảm lạm phát.
Có thể thấy, lạm phát là một chỉ báo “đi trước” của lãi suất và tỷ giá hối đoái. Lạm phát có nhiều khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị và tỷ giá hối đoái của đồng tiền. Tỷ lệ lạm phát thấp không có nghĩa là tỷ giá hối đoái của quốc gia đó là thuận lợi, nhưng – tỷ lệ lạm phát cao chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến tỷ giá hối đoái của quốc gia đó.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
GDP là viết tắt của Gross Domestic Product, có nghĩa là tổng sản phẩm nội địa, hay thường gọi là tổng sản phẩm quốc nội. GDP dùng để đo lường giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng trong một quốc gia. Chỉ số GDP thường được báo cáo định kỳ theo quý hoặc theo năm.
Khi có tin GDP của nước nào đó tăng lên thì đấy là tin tốt cho đồng tiền nước đó. Mọi người sẽ muốn đầu tư vào đồng tiền này nhiều hơn, dẫn đến giá trị đồng tiền của quốc gia đó sẽ tăng.
Ví dụ: dưới đây về cặp tỉ giá GBP/USD đã tăng rất mạnh do có báo cáo kinh tế về GDP m/m của đồng Bảng Anh (GBP) từ mức 0.0% lên mức 0.3% (rong khi dự báo chỉ là tăng 0,1%). Điều này vượt quá kì vọng, khiến cho đồng GBP mạnh lên.
Đồ thị giá GDP/EUR thời điểm tin tức được công bố:
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
CPI (viết đầy đủ là Consumer Price Index), có nghĩa là chỉ số giá tiêu dùng, đây là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian.
CPI được xem như một công cụ để đo mức lạm phát. CPI tăng đồng nghĩa với việc mức giá trung bình tăng và ngược lại. Chính vì vậy, phân tích CPI có ảnh hưởng gì đến thị trường Forex cũng tương tự như phân tích lạm phát.
- CPI cao có thể thúc đẩy việc tăng lãi suất của một NHTW trong nỗ lực kiểm soát xu hướng lạm phát. Khi lãi suất của một quốc gia cao hơn, có khả năng đồng tiền của quốc gia đó sẽ mạnh lên khi nhu cầu đối với nó tăng lên.
- Ngược lại, CPI thấp hơn có thể dẫn đến lãi suất giảm và nhu cầu về tiền tệ của một quốc gia, khiến người tiêu dùng chi tiêu, đưa nhiều tiền hơn vào lưu thông và nói chung là kích thích nền kinh tế phát triển chậm lại.
Chỉ số CPI là một chỉ số kinh tế quan trọng của Forex, có tác động sâu sắc đến thị trường. Ngoài việc xem xét tăng/giảm so với tháng trước đó, thì các nhà đầu tư cần so sánh với CPI thực tế so với CPI dự báo. Ví dụ: nếu chỉ số CPI Mỹ tăng cao hơn so với dự kiến trước đó, nó sẽ tạo cảm giác rằng chính sách tiền tệ sẽ được thắt chặt trong tương lai gần, dẫn đến thị trường tăng giá cho đô la Mỹ.
Chỉ số giá sản xuất (PPI)
PPI (Producer Price Index) là chỉ số giá cả sản xuất, đo lường mức độ lạm phát trong giá hàng hóa dưới góc độ các nhà sản xuất.
PPI thường phản ánh trước xu hướng chỉ số CPI, chính vì vậy, ý nghĩa chủ đạo của PPI trong mắt các nhà đầu tư là khả năng dự đoán CPI. Khi PPI tăng thì khả năng cao là CPI cũng sẽ tăng.
Tóm lại: Nếu số liệu PPI thực tế cao hơn dự báo nên được coi là mang tính tích cực/xu hướng tăng đối với đồng tiền của quốc gia đó, trong khi đó số liệu thực tế thấp hơn dự báo sẽ được coi là mang tính tiêu cực/xu hướng giảm.
Chỉ số quản lý thu mua (PMI)
Chỉ số Quản lý Thu mua (PMI) hay còn gọi là Chỉ số Purchasing Managers Index là chỉ số đo lường “sức khỏe” kinh tế của ngành sản xuất. PMI bao gồm tổng thể năm chỉ số: đơn đặt hàng mới, mức tồn kho, sản xuất, giao hàng từ nhà cung ứng và môi trường lao động.
Mục đích của PMI: PMI cho thấy tình hình kinh tế khá tổng quát trong cả ngành sản xuất lẫn dịch vụ. PMI thể hiện mức độ “sôi động” của việc mua bán trong lĩnh vực sản xuất trong một 1 tháng và các thay đổi qua hàng tháng sẽ phản ánh rõ ràng tốc độ tăng trưởng/suy yếu của khu vực dịch vụ và sản xuất. Ngoài ra, nó cũng cho chúng ta dự đoán các chỉ số khác như giá tiêu dùng CPI, tổng sản phẩm quốc nội GDP… từ đó, giúp chúng ta dần đoán biết được nền kinh tế này ở vị trí nào, có như mong đợi của các nhà hoạch định chính sách hay không.
Tóm lại, PMI là một chỉ số kinh tế quan trọng nhất của Forex, cần được theo dõi liên tục. Dữ liệu PMI tăng chứng tỏ nền kinh tế phát triển mạnh, dẫn đến đồng tiền của quốc gia đó sẽ mạnh lên.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI)
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) tiếng Anh là Industrial Production Index (IPI), là một chỉ số kinh tế hàng tháng đo lường sản lượng thực tế trong các ngành công nghiệp sản xuất, khai thác, điện và khí đốt. IPI được xuất bản vào giữa mỗi tháng bởi Hội đồng Dự trữ Liên bang (FRB) và được báo cáo bởi Conference Board.
Mặc dù sản xuất là một lĩnh vực chỉ chiếm khoảng 20% nền kinh tế Hoa Kỳ, nhưng nó lại chịu trách nhiệm cho một lượng lớn sự thay đổi trong sản lượng của Hoa Kỳ, chính vì vậy các nhà giao dịch Forex phải theo dõi chặt chẽ nó. Ngoài ra, IPI còn có mối tương quan với chu kỳ kinh doanh, nên nhiều nhà phân tích còn sử dụng dữ liệu IPI như một chỉ báo ban đầu về GDP.
IPI thường tỷ lệ thuận với giá trị của một loại tiền tệ. Khi IPI cao, có nghĩa là hoạt động kinh tế đang được cải thiện ở quốc gia đó, và đóng góp trực tiếp vào GDP, khiến giá trị của đồng tiền đó ở quốc gia đó sẽ tăng lên.
Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng (CCI)
Thực ra, có 2 loại chỉ số thuộc nhóm này, đó là chỉ số Tâm Lý Tiêu Dùng (CSI – Consumer Sentiment Index) của đại học Michigan và chỉ số Niềm tin Người tiêu dùng (CCI – Consumer Confidence Index) của Conference Board.
Hai báo cáo này khá nổi tiếng và ý nghĩa khá giống nhau đối với thị trường Forex. CCI được công bố vào mỗi cuối tháng, trong khi CSI được công bố 2 lần/tháng. Mỗi tháng, họ khảo sát nhiều hộ dân ở Hoa Kỳ để tìm hiểu về mức độ lạc quan về tình trạng của nền kinh tế mà người tiêu dùng đang thể hiện thông qua các hoạt động tiết kiệm và chi tiêu của họ.
- Nếu họ cảm thấy an toàn trong công việc, thời buổi kinh tế hiện tại, thì có khả năng họ sẽ đi và tiêu nhiều tiền hơn, và điều này thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Lúc này, CCI thường được hiển thị trên 100.
- Nếu người tiêu dùng không tự tin vào công việc và tương lai kinh tế của họ sẽ không ra ngoài và chi tiêu. Đây là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang dần bi quan. Lúc này, CCI thường được hiển thị dưới 100.
Tóm lại: Nếu CCI tăng, đây là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế sẽ tăng trưởng, và giá trị đồng tiền của quốc gia đó sẽ tăng theo.
Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment Rate)
Tỷ lệ thất nghiệp cũng là một trong những chỉ số kinh tế quan trọng nhất của Forex cần được quan tâm. Dữ liệu về tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ được phát hành cũng với bản tin Non-Farm (ở mục 1 mình đã nói ở trên).
Nếu nền kinh tế đang phục hồi nhưng thất nghiệp tăng, thì tỷ lệ thất nghiệp đóng vai trò như một chỉ báo tụt hậu. Chúng ta thường thấy tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng ngay cả khi GDP đã chạm đáy. Thất nghiệp cũng gắn chặt với tâm lý người tiêu dùng (ảnh hưởng đến CCI). Thời gian thất nghiệp kéo dài gây tác hại cực kỳ lớn đến tâm lý người tiêu dùng, và do đó cũng ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Nhưng: Nếu tỷ lệ thất nghiệp là 0% hoặc quá thấp cũng KHÔNG HỀ TỐT chút nào. Bởi nếu không có ai bị thất nghiệp, thì trong 1 ngành nghề nào đó khi cần thêm lao động, bắt buộc các chủ doanh nghiệp sẽ phải tăng lương để họ chịu làm. Và nếu tăng lương mãi sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát, như vậy cũng không tốt cho. nền kinh tế.
Tóm lại: Đánh giá tỷ lệ thất nghiệp, nếu tỷ lệ thất nghiệp giảm hoặc ổn định sẽ được cho là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế và đồng tiền của quốc gia đó. Nhưng nếu tỷ lệ thất nghiệp quá thấp thì lại là một dấu hiệu cần cảnh giác.
Doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ (Retail Sales)
Doanh số bán lẻ (RS) được cục điều tra dân số Hoa Kỳ phát hành nửa tháng/lần. nó vào nửa tháng mà nó sẽ báo cáo vào chính xác 8:30 sáng EST. Dữ liệu này giúp chúng ta có được cái nhìn tổng quan về giá trị của hàng hóa được bán trong lĩnh vực thương mại bán lẻ, và hơn hết RS nó là yếu tố quan trọng trong việc xác định tổng sản phẩm quốc nội (GDP) – một chỉ số quan trọng của nền kinh tế.
Thông thường, doanh số bán lẻ tăng cho thấy sức khỏe của nền kinh tế, có thể ảnh hưởng tích cực đến đồng USD, nhưng cũng có những cân nhắc về lạm phát. Ngược lại, doanh số bán lẻ yếu sẽ có tác động tiêu cực đến thị trường và đô la Mỹ.
Ví dụ: Tháng 10/11/2020, báo cáo RS-Index do Cục điều tra dân số Hoa Kỳ đưa ra cho thấysụt giảm khiêm tốn trong doanh số bán lẻ, đóng vai trò là bằng chứng cho một nền kinh tế trì trệ. Mặc dù có nhiều yếu tố phức tạp liên quan đến việc đánh giá nền kinh tế Mỹ trong thời kỳ đại dịch, nhưng thông tin về RS-Index đáng thất vọng kéo theo sự sụt giảm mạnh của tỷ giá USD/JPY.
Dữ liệu cung tiền (Money Supply)
Cung tiền là tổng lượng tiền mặt đang lưu thông trong nền kinh tế, được chia ra thành:
- Cung tiền M1: toàn bộ lượng tiền mặt đang lưu thông + tiền gửi không kỳ hạn.
- Cung tiền M2: gồm M1 + các khoản tiền gửi có kỳ hạn.
- Cung tiền M3: gồm M2 + các khoản tiền gửi có kỳ hạn lớn hơn, thanh khoản kém hơn, thường là các tài sản tài chính của các tổ chức tài chính và tập đoàn lớn.
Tác động đáng chú ý nhất của cung tiền là lạm phát. Lạm phát là sự gia tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ theo thời gian.
- Khi cung tiền ngày càng tăng, chứng tỏ các hộ gia đình có nhiều tiền hơn để chi tiêu, làm tăng tổng cầu. Vì cung không thay đổi cùng tốc độ với cầu, nên kịch bản kết quả là giá hàng hóa và dịch vụ tăng. khi lạm phát gia tăng, các ngân hàng trung ương sẽ sử dụng các chính sách tiền tệ giảm phát, chẳng hạn như tăng lãi suất. ⇒ Tăng giá trị đồng tiền của quốc gia đó.
- Ngược lại, cung tiền giảm báo hiệu suy thoái kinh tế, mất việc làm và nền kinh tế bị thu hẹp. Cung tiền giảm liên tục sẽ kích hoạt việc thực hiện các chính sách tiền tệ mở rộng, điển hình là việc cắt giảm lãi suất có thể xảy ra trong tương lai. Điều này làm cho giá trị đồng tiền của quốc gia này giảm xuống so với các quốc gia khác.