Trước đây, người ta thường so sánh bitcoin và các loại tiền điện tử khác với vàng, nhiều người còn cho rằng bitcoin sẽ sớm thay thế vàng trở thành loại tài sản dự trữ quan trọng. Thế nhưng, trong khi người ta chưa thể đưa ra bất cứ dẫn chứng cụ thể nào chứng minh cho mối quan hệ đó, thì bitcoin lại đang ngày càng cho thấy mối tương quan chặt chẽ với một tài sản hoàn toàn khác – đó là chứng khoán.
Nội dung
Ngoài việc so sánh với vàng, thì trong nhiều năm qua, bitcoin cũng được coi như một loại tài sản độc lập, không tương quan với hầu hết các thị trường khác và các nhà đầu tư đã rót tiền vào đồng coin này như một cách để đa dạng hóa danh mục, giảm thiểu rủi ro. Thế nhưng, kể từ khi đại dịch Covid 19 diễn ra, càng ngày chúng ta càng thấy thị trường tiền điện tử gắn kết một cách kỳ lạ với thị trường chứng khoán. Liệu thực sự có nguyên nhân nào khiến cho hai thị trường này trở nên tương đồng, hay đó chỉ là một sự trùng hợp trong dài hạn?
Bitcoin và thị trường tiền điện tử đã thay đổi như thế nào
Thị trường tiền điện tử là một nhánh mới trong thị trường tài chính, có thể coi là được hình thành từ khi bitcoin xuất hiện và trở nên phổ biến.
Từ khoảng những năm 2009 – 2010, gần như hoàn toàn không có một sự tương tác nào giữa bitcoin với nền kinh tế cũng như thị trường tài chính nói chung. Các nhà đầu tư coi đó là một tài sản độc lập để phòng ngừa rủi ro, đặc biệt là để tách biệt với thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, khi bitcoin ngày càng trở nên phổ biến và có giá cao hơn, cùng với sự xuất hiện của nhiều loại tiền điện tử khác, thì dường như mối tương quan về giá cả giữa thị trường tiền điện tử với thị trường chứng khoán đã bắt đầu hình thành.
Khoảng cuối năm 2016 – 2017, bitcoin được quan tâm nhiều hơn với vai trò là một tài sản đầu tư. Cũng trong thời gian đó, đồng BTC lần đầu tiên vượt qua mốc 1000 USD và có sự tăng giá rất ổn định đến khi đạt mức đỉnh đầu tiên 17.000 USD trước khi điều chỉnh giảm trở lại.
BTC
Trước năm 2019, giá BTC và chỉ số SP500 dường như “không lien quan” gì đến nhau
Tuy nhiên, sự tăng trưởng khi đó của BTC vẫn chưa cho thấy mối liên hệ nào với thị trường chứng khoán. Cho đến khi đại dịch xảy ra vào cuối năm 2019, thị trường biến động một cách mạnh mẽ, và đến thời điểm hiện tại chúng ta đã chứng kiến sự suy giảm đã bắt đầu có sự tương tác giữa hai thị trường này. Và đến khoảng giữa năm 2022, dường như những diễn biến của giá BTC cùng với thị trường chứng khoán đã trở nên vô cùng chặt chẽ.
Tương quan giữa Bitcoin và thị trường chứng khoán
BTC và chỉ số S&P500
Quan sát biểu đồ giá của BTC và chỉ số SP500 từ giữa năm 2021 đến nay, có lẽ chúng ta không cần nói gì nhiều về sự tương quan của chúng. Những đợt tăng và giảm tương đồng với nhau một cách rất rõ ràng và có thể thấy một cách rất trực quan trên biểu đồ.
Khi thị trường chứng khoán Mỹ bước vào đợt suy giảm kéo dài, thì giá của BTC cũng cứ như vậy sụt giảm liên tiếp trong cùng khoảng thời gian đó. Ở thời điểm hiện tại, BTC đang có sự hồi phục sau khi tạo đáy và chỉ số SP500 cũng vậy.
BTC
Tương quan rõ rệt giữa BTC và chỉ số chứng khoán SP500 trong thời điểm hiện tại
BTC và nhóm cổ phiếu công nghệ
Nếu như BTC với chỉ số SP500 đã có sự tương quan rõ rệt, thì chỉ số NDX – chỉ số chứng khoán bao gồm các cổ phiếu công nghệ hàng đầu của Hoa Kỳ dường như còn có sự tương tác chặt chẽ hơn nữa.
Đầu năm 2022, một báo cáo của Bloomberg đã cho biết BTC và nhóm các cổ phiếu công nghệ, được đại diện bởi chính chỉ số NDX, đã đạt mối tương quan cao nhất mọi thời đại. Ngoài ra, không chỉ riêng BTC mà thị trường tiền điện tử nói chung cũng đang có mối tương quan tương tự với thị trường chứng khoán, bao gồm cả chỉ số NDX và SP500.
Bitcoin
Tương quan rõ rệt hơn giữa BTC với nhóm cổ phiếu công nghệ
Xem thêm: Nasdaq là gì ? Tìm hiểu đầy đủ về sàn Nasdaq và chỉ số Nasdaq của thị trường chứng khoán Mỹ
Mối tương quan hay chỉ là sự trùng hợp
Tiền điện tử thật sự là một loại tài sản độc lập, giá trị của nó gần như hoàn toàn phụ thuộc vào niềm tin của nhà đầu tư chứ không có giá trị nội tại như cổ phiếu, do đó thật khó để giải thích được tại sao lại có mối tương quan giữa hai thị trường này.
Nhiều người có thể cho rằng đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên, tuy nhiên xét cho cùng thì kể cả thị trường chứng khoán cũng phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý nhà đầu tư. Hơn nữa, trong thời kỳ đại dịch và kinh tế bất ổn như hiện nay, thì tâm lý thị trường lại có vai trò rõ rệt hơn bao giờ hết, nên cũng có thể nói rằng thị trường chứng khoán và tiền điện tử đang có cùng một nguyên lý vận hành.
Nếu phân tích sâu hơn vào nhóm cổ phiếu công nghệ, chúng ta có thể có thêm một số minh chứng cho mối tương quan thật sự của các loại tài sản này.
Suy cho cùng thì Bitcoin và các loại tiền điện tử khác cũng là sản phẩm của công nghệ, và công nghệ đang là xu hướng, là yếu tố then chốt để thay đổi thế giới. Công nghệ luôn tạo ra sự mới mẻ, và tiền điện tử cũng vậy. Ban đầu có thể còn có sự nghi ngờ nhưng dần dần nó cũng trở thành hy vọng về một thứ gì đó mới mẻ có thể thay đổi thế giới, và cũng có thể chính vì lẽ đó mà tiền điện tử đã gắn liền với công nghệ.
Cũng không thể không kể đến bối cảnh lạm phát như hiện tại đã khiến tài sản khan hiếm như Bitcoin trở nên hấp dẫn. Các công ty công nghệ lớn tại Mỹ và thế giới đã đưa đồng tiền số này vào danh mục đầu tư cũng như bảng cân đối tài chính của công ty với mục đích chống lại lạm phát.
Bên cạnh đó, nhiều công ty công nghệ cũng đã “đồng hành” với tiền điện tử theo nhiều cách khác nhau, bao gồm việc chấp nhận thanh toán bằng đồng BTC, ETH… hay việc phát triển công nghệ NFT cũng đang trở nên phổ biến với rất nhiều thương hiệu lớn.
Tóm lại, dù không có lý thuyết nào đủ chặt chẽ và chắc chắn cho thấy mối kiên kết giữa tiền điện tử và chứng khoán, tuy nhiên có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng mối tương quan giữa BTC với cổ phiếu, đặc biệt là cổ phiếu công nghệ trong giai đoạn hiện tại không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Xem thêm: Tại sao chỉ có 21 triệu Bitcoin? Giải mã “Thuyết âm mưu”
Vậy mối tương quan này có còn tồn tại trong tương lai
Với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ block chain gắn liền với tiền điện tử, thì rất có thể trong tương lai thị trường tiền số sẽ còn gắn kết chặt chẽ hơn nữa với thị trường chứng khoán. Thậm chí, một số nhà đầu tư nổi tiếng như Kevin O’Leary còn kỳ vòng tiền điện tử sẽ trở thành một lĩnh vực mới của thị trường chứng khoán và được tích hợp hoàn toàn trong đó.
Tuy nhiên, suy cho cùng thì chúng ta vẫn đang ở trong giai đoạn mà tâm lý thị trường đang có nhiều thay đổi, và sự tương quan này cũng rất có khả năng là kết quả của những thay đổi về tâm lý đó. Thực tế mối tương quan giữa tiền điện tử và cổ phiếu có bền vững và phát triển trong tương lai hay không thì chỉ có thể chờ thời gian trả lời. Anh em nên thận trọng nếu như muốn áp dụng mối tương quan này để phân tích liên thị trường giữa các loại tài sản khác nhau.