Tại đây, TheTraders đã tổng hợp cho quý vị 1 số tin tức đáng chú ý trong ngày về lĩnh vực chứng khoán quốc đế để các nhà đầu tư có cái nhìn bao quát hơn về thị trường để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn.
Cổ phiếu lao dốc, Tupperware bên bờ vực phá sản (12/4)
Tupperware là một trong những nhà sản xuất dẫn đầu với công nghệ tiên tiến, mang đến các giải pháp về lưu trữ, chế biến và phục vụ bữa ăn gia đình trên khắp thế giới. Đây cũng là một thương hiệu lâu đời có tuổi thọ lên tới 77 năm, có sự tăng trưởng ổn định và phát triển đột phá đỉnh điểm trong 2 năm đầu Covid – 19. Những tưởng phát triển rất tốt, tuy nhiên vào ngày 7/4 mới đây, họ đã nhận được thông báo từ Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) rằng cổ phiếu của Tupperware có nguy cơ bị hủy niêm yết do không nộp báo cáo thường niên theo yêu cầu. Lãnh đạo Tupperware cho biết họ không tự tin có thể nộp báo cáo trước thời điểm gia hạn, bởi họ không chắc chắn về khả năng duy trì hoạt động của công ty trong thời gian tới. “Chúng tôi đang cố gắng hết sức để giảm thiểu tác động của các sự kiện gần đây, đồng thời tìm kiếm nguồn tài chính bổ sung để giải quyết các vấn đề của mình”, CEO Tupperware Miguel Fernandez cho biết trong một thông cáo báo chí.
Thị trường chứng khoán (TTCK) châu Á phần lớn giảm trong phiên 13/4 sau khi biên bản cuộc họp chính sách gần đây của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho thấy các quan chức dự báo nền kinh tế Mỹ suy thoái vào cuối năm nay, trong khi số liệu lạm phát không thể làm giảm đồn đoán về một đợt tăng lãi suất nữa.
- Tại thị trường Tokyo (Nhật Bản), chỉ số Nikkei 225 tăng 0,3% lên 28.156,97 điểm.
- Tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 0,5% xuống 20.205,92 điểm do sự sụt giảm mạnh của cổ phiếu ngành công nghệ sau khi tờ Financial Times đưa tin tập đoàn tài chính SoftBank của Nhật Bản đang tìm cách bán lượng lớn cổ phần trong Alibaba mà tập đoàn này nắm giữ. Chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải 0,3% xuống 3.318,36 điểm.
- Giá cổ phiếu của Alibaba đã có lúc giảm hơn 5%, trong khi cổ phiếu của đối thủ JD.com giảm khoảng 4%.
- Chứng khoán Sydney, Đài Bắc, Mumbai, Manila và Jakarta cũng giảm, trong khi chứng khoán Singapore, Wellington và Seoul tăng nhẹ.
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ thấp hơn dự kiến trong tháng 3/2023 đã mang đến một số hy vọng cho nhà đầu tư rằng kế hoạch thắt chặt tiền tệ kéo dài một năm qua cuối cùng đã cho thấy kết quả. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích nói rằng nhiều chi tiết cho thấy vẫn còn nhiều việc phải làm. CPI tháng 3/2023 ở mức 5%, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2021. Tuy nhiên, lạm phát lõi, không tính giá thực phẩm và năng lượng, đã tăng lên 5,6% so với mức 5,5% trong tháng trước đó. Số liệu này được đưa ra sau báo cáo việc làm hôm 7/4 cho thấy hoạt động tuyển dụng vẫn mạnh và giúp củng cố đồn đoán Fed sẽ tăng lãi suất trong tháng 5/2023, và là lần tăng thứ 10 chỉ trong hơn một năm. Các nhà giao dịch đang chờ đợi báo cáo lạm phát bán buôn công bố vào cuối ngày 13/4 và lợi nhuận quý I/2023 từ các ngân hàng hàng đầu, trong đó có JPMorgan và Citibank, vào ngày 14/4.
- Bên cạnh đó, việc xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng lần đầu tiên trong sáu tháng cũng không giúp hỗ trợ thị trường.