Sàn Forex là gì? Cách chọn broker Forex uy tín và tránh Scam 2023
Trong Forex, nếu như kiến thức là vũ khí lợi hại để trader chinh chiến, thì sàn forex cũng giống như hậu phương là nơi trader có thể tiếp nhận và tìm kiếm sự giúp đỡ. Tuy nhiên, không phải sàn Forex nào cũng tốt. Bài viết sẽ giúp các trader mới hiểu về sản forex và các tiêu chí mà trader cần cân nhắc trước khi chọn.
Sàn Forex là gì?
Sàn Forex là nơi để bạn có thể tham gia vào mạng lưới giao dịch, tiến hành trao đổi các sản phẩm, thực hiện rút lợi nhuận cũng như nạp tiền vào tài khoản. Sàn sẽ là bên trung gian giúp bạn giao dịch với các hệ thống ngân hàng.
Vai trò của sàn giao dịch Forex
- Hỗ trợ nền tảng giao dịch Forex
Sàn giao dịch sẽ cung cấp các phương tiện để khách hàng có thể dễ dàng tham gia vào thị trường. Các công cụ có thể kể đến như tài khoản giao dịch, giao diện giao dịch, sản phẩm giao dịch, dịch vụ hỗ trợ khi xảy ra các sự cố,…
- Cung cấp tính thanh khoản cho Forex
Sàn Forex là nơi kết nối người mua với người bán và người bán với người mua, giúp bạn dễ dàng mua bán Forex. Đồng thời, sàn giao dịch giúp khách hàng mua bán dễ dàng dù ở bất cứ địa điểm nào nên tính thanh khoản của Forex khá cao.
- Cung cấp các công cụ tài chính
Sàn Forex không chỉ là nơi cung cấp tỷ giá tiền tệ mà còn cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau như Chỉ số chứng khoán, Giao dịch CFD, Tiền điện tử,… Trong các giao dịch, sàn Forex sẽ đóng vai trò là nhà cung cấp và cũng là nhà phân phối. Vì thế, bạn chỉ cần có 1 tài khoản của sàn Forex là đã có thể tiếp cận nhiều thị trường tài chính khác nhau.
Sàn Forex thu lợi nhuận từ đâu?
Các sàn có thể thu được lại lợi nhuận theo 2 cách sau:
- Mức chênh lệch giá (Spread): Là chênh lệch giữa giá mua vào (Ask) và giá bán (Bid) tại cùng một thời điểm.
- Commission (phí hoa hồng): Là số tiền mà nhà giao dịch (trader) phải trả cho nhà môi giới (broker) để họ thực thi lệnh bao gồm: mở lệnh và đóng lệnh.
Ngoài ra, một số sàn còn thu một số loại phí như phí tài khoản chuyên dụng hàng tháng hay phí sử dụng các giao diện giao dịch.
Các loại sàn Forex bạn cần biết trước khi giao dịch
Hiện nay, các sàn giao dịch forex được chia thành 2 nhóm chính: Dealing Desk và No Dealing Desk.
Sàn Dealing Desk hay còn được gọi là nhà tạo lập thị trường. Sàn No Dealing Desk được chia thành 2 loại là sàn STP và sàn STP + ECN.
Sàn FX Dealing Desk (Market Makers)
Nhà môi giới Dealing Desk (sàn ôm lệnh) đóng vai trò như một nhà tạo lập thị trường. Sàn thực hiện các nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng, thay vì đẩy lệnh ra thị trường liên ngân hàng như một sàn trung gian thực thụ thì các sàn này lại đứng ra ôm lệnh của khách hàng tức là sẽ mua của những trader muốn bán và sẽ bán cho những trader cần mua.
Các sàn FX loại này có 2 nguồn thu chính là hoa hồng và spread, trader sẽ hiếm khi được giao dịch với mức giá thực của thị trường.
Sàn No Dealing Desk
Sàn No Dealing Desk (sàn đẩy lệnh) sẽ không giữ lệnh giao dịch của trader mà sẽ chuyển cho các nhà thanh khoản trực tiếp. Khi trader đặt lệnh Mua/bán qua sàn FX thì có nghĩa là trader đó đang đặt lệnh mua bán trực tiếp với giá của thị trường. Có thể hiểu là sàn Forex loại này chỉ đóng vai trò kết nối trader và các nhà cung cấp thanh khoản với nhau.
Sàn No Dealing Desk được chia làm 2 loại là sàn STP và sàn ECN + STP.
Sàn ECN là gì?
ECN là viết tắt của Electronic Communication Network – Mạng lưới thông tin điện tử. Là 1 broker hoạt động với đúng ý nghĩa và bản chất của một nhà môi giới, chỉ làm trung gian kết nối, nhiệm vụ của sàn ECN là tạo ra một nền tảng để tất cả các nhà đầu tư gửi lệnh vào đó và tự giao dịch đối ứng với nhau.
Mạng lưới giao dịch trên sàn ECN thường có cấu trúc mở, cho phép tất cả các bên giao dịch (có thể là ngân hàng, quỹ đầu tư, quỹ phòng hộ, sàn ECN khác, sàn STP hoặc MM, hoặc nhà đầu tư nhỏ lẻ) được quyền giao dịch trực tiếp với nhau. Như vậy, lệnh của bạn khi được đặt qua sàn ECN sẽ được hiển thị trên thị trường.
Những thành phần này tham gia vào thị trường tạo ra tính thanh khoản cho sàn ECN và tính thanh khoản của sàn ECN được đánh giá là tốt nếu có sự tham gia của những nhà cung cấp thanh khoản lớn như các ngân hàng lớn như Barclays hay Commerzbank hoặc chính là những sàn ECN lớn và uy tín khác. Số lượng nhà cung cấp thanh khoản cũng sẽ quyết định tốc độ khớp lệnh và giá cả giao dịch tại mỗi sàn.
Đặc điểm nổi bật của sàn ECN
- Sàn ECN cung cấp mức giá bid/ask cạnh tranh được chào ra bởi những nhà cung cấp thanh khoản.
- Lệnh được khớp một cách tự động và nhanh nhất. Tốc độ khớp lệnh tại ECN là siêu tốc do có sự tham gia của nhiều nhà cung cấp thanh khoản. Ngoài ra, không có hiện tượng từ chối khớp lệnh hay báo giá lại trên sàn ECN.
- Phí spread thấp, hoa hồng cao: Vì không có bất kỳ một sự can thiệp nào vào spread nên khoản phí thu được từ spread là rất nhỏ (trừ những trường hợp thị trường biến động mạnh, spread giãn nở nhiều), nên lợi nhuận chính của các sàn ECN chính là hoa hồng cao.
- Không có xung đột lợi ích giữa sàn với khách hàng: Vì tất cả lệnh của nhà đầu tư đều được sàn ECN đẩy ra ngoài thị trường để giao dịch trực tiếp với những thành phần khác, không có Dealing Desk (bộ phận kiểm soát lệnh) vì thế sàn sẽ không giao dịch ngược với khách (như kiểu Market Maker – nhà cái).
- Tiền nạp tối thiểu cao: Vì trader sẽ giao dịch trực tiếp với các nhà cung cấp thanh khoản, nên yêu cầu tiền nạp tối thiểu của sàn ECN sẽ cao hơn so với các loại tài khoản giao dịch tiêu chuẩn, thấp nhất là từ 200 USD và có thể lên tới $ 50,000 đến $ 100,000. Nhiều sàn gần đây đã cố gắng để trải nhỏ khoảng này ra, bằng cách cung cấp một nền tảng MT4 ECN đến cho các khách hàng cá nhân.
FXPro, Dukascopy, FXAll, HotspotFX, MBTrading, Currenex, CME là những ví dụ điển hình về sàn ECN.
Sàn STP là gì?
STP còn gọi là sàn cung cấp thanh khoản đóng vai trò chuyển tiếp, sẽ chuyển các lệnh giao dịch của khách hàng trực tiếp đến các nhà cung cấp thanh khoản. Mỗi STP broker có một hoặc hiểu nhà cung cấp thanh khoản, mỗi đơn vị sẽ cung cấp các giá bid/ask khác nhau. Đó có thể là các ngân hàng lớn, các quỹ đầu tư, quỹ phòng hộ, các sàn ECN hoặc các nhà môi giới khác.
Khi lệnh giá thị trường được nhận, sàn sẽ gửi một lệnh có cùng khối lượng đến nhà cung cấp thanh khoản mà đưa ra giá ask/bid tốt nhất dưới danh nghĩa của sàn STP. Khi lệnh được khớp bởi các nhà cung cấp thanh khoản thì lệnh của khách hàng được khớp thực tế với một khoảng chênh lệch (spread) được thêm/trừ vào giá của thị trường.
Khi một lệnh giới hạn được nhận, sàn sẽ gửi một lệnh có cùng khối lượng và giá tương đương với giá lệnh của khách hàng cộng/trừ đi khoảng chênh lệch của sàn đến các nhà cung cấp thanh khoản cung cấp giá bid/ask tốt nhất với khối lượng đã cho dưới danh nghĩa của sàn STP. Khi lệnh được khớp bởi các nhà cung cấp thanh khoản, lệnh của khách hàng được coi là đã được thực hiện.
Sàn STP tạo ra doanh thu từ khoảng chênh lệch thêm vào giá thu được từ nhà cung cấp thanh khoản và chi phí hoa hồng trên mỗi giao dịch.
Đặc điểm chính của sàn STP
- Giá bid và giá ask của một cặp tiền mà một sàn STP hiển thị cho các khách hàng là giá bid/ask tốt nhất hiện nay được cung cấp bởi nhà cung cấp thanh khoản của nó. Một sàn STP càng có nhiều nhà cung cấp thanh khoản thì mức độ thanh khoản sẽ càng lớn.
- Spread của sàn: Cũng như những sàn khác, sàn STP có thể cung cấp cả spread cố định và Spread thả nổi. Nếu sàn chỉ có 1 nhà cung cấp thanh khoản, hoặc có nhiều nhưng có thuật toán để tính toán (trung bình hóa) ra spread cố định, thì thường sẽ là Spread cố định. Spread cố định sẽ tốt nếu như điều kiện thị trường biến động mạnh bạn sẽ nhận được spread tốt hơn so với thả nổi. Tuy nhiên, cá nhân mình thì yêu thích thả nổi (dù sàn STP sẽ thêm 1 vài % markup để ăn thêm chênh lệch giá), bởi vì tính “marked-to-market” và ít bị requotes hơn.
- Cơ chế khớp lệnh: Market Execution (cơ chế thị trường), hoặc Instant Execution (Khớp lệnh nhanh). Theo kinh nghiệm, thì Market Execution sẽ uy tín hơn vì sàn thường có nhiều bên cung cấp thanh khoản và minh bạch, không bị requote và tốc độ khớp lệnh nhanh hơn Instant Execution, dù sẽ có trường hợp giá khớp bị chênh lệch 1 ít so với giá quote. Trong khi đó, Instant Execution, sàn dễ “ôm” lệnh khách, tốc độ khớp lệnh chậm, và đặt biệt rất hay bị re-quote.
Nên chọn sàn Dealing Desk hay No Dealing Desk để giao dịch ngoại hối?
Việc lựa chọn loại sàn Forex nào còn phụ thuộc vào nhu cầu, nguồn vốn và chiến lược của nhà đầu tư.
Ví dụ, ưu điểm của các sàn Dealing Desk là thanh khoản cao, tỷ lệ khớp lệnh tốt. Tuy vậy, các sàn này có mức spread cố định và được nhận định là cao hơn khi thị trường bình thường. Ngược lại, các sàn No Dealing Desk có sự thay đổi về spread theo điều kiện thị trường.
Do đó, các scalper giao dịch trong ngày sẽ ưa chuộng các sàn Forex với mức spread thấp vì họ sẽ giao dịch theo chiến lược Intraday với mức đạt được trong mỗi giao dịch từ 20-40 pips.
Tại sao cần chọn các sàn Forex uy tín để giao dịch?
Chọn sàn giao dịch sẽ giống như việc bạn chọn một cửa hàng tạp hóa để mua hàng vậy. Nó cần phải là một cửa hàng uy tín, bán giá tốt, đáng tin cậy. Khi bạn tìm được một sàn giao dịch phù hợp, bạn sẽ cảm thấy tự tin và an tâm hơn hơn khi đưa ra các quyết định đầu tư. Bạn có thể tìm hiểu thêm về 1 vài tiêu chí để lựa chọn sàn Forex uy tín.
Cách chọn sàn Forex uy tín để giao dịch
- Sản phẩm tài chính mà sàn Forex cung cấp: Việc đầu tiên bạn cần làm là xác định những sản phẩm tài chính mà bạn quan tâm, sau đó đối chiếu với các sản phẩm mà sàn cung cấp.
- Các sàn Forex uy tín đều được cấp phép kinh doanh: Một sàn giao dịch uy tín trước tiên phải được cấp phép hoạt động hợp pháp bởi các cơ quan tài chính lớn trên thế giới như: FCA, FSC, CySEC, CBCS,… Những tổ chức này sẽ có nhiệm vụ giám sát các hoạt động của sàn và đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.
- Chất lượng dịch vụ: Dịch vụ khách hàng phải được đặt lên hàng đầu. Sàn phải có đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng thường trực 24/7 để tiếp nhận và giải quyết mọi vấn đề người chơi gặp phải một cách nhanh nhất.
- Nền tảng giao dịch mượt, bảo mật tốt: Nền tảng giao dịch phải ổn định, giao diện thân thiện với người dùng, dễ sử dụng.
- Phí giao dịch của sàn Forex: Sàn giao dịch Forex uy tín sẽ mang đến cho trader những điều kiện giao dịch tốt nhất như: chênh lệch spread thấp, không phí hoa hồng, miễn phí swap.
- Phí ẩn của sàn Forex: Một sàn giao dịch uy tín sẽ không có bất kì một phí ẩn nào.
- Điều kiện nạp/rút tiền của các sàn forex: Một số sàn hiện nay đã cung cấp cho người dùng những mức nạp tối thiểu từ 1 USD.
- Kiểm tra thử sàn Forex nào tốt nhất: Trước khi các bạn tiến hành dùng tiền thật của mình để giao dịch, các bạn nên dùng thử các tài khoản demo và đánh giá trải nghiệm.
5 cách nhận biệt sàn giao dịch Forex lừa đảo
- Thông tin về sàn không rõ ràng:
Trước khi chọn sàn giao dịch, các trader nên tìm kiếm thông tin chi tiết về sàn đó như năm thành lập, giấy phép hoạt động, địa điểm trụ sở,… Đặc biệt, các trader nên lưu ý là không có sàn giao dịch Forex nào được hoạt động tại Việt Nam.
- Website bị chặn, không truy cập được:
Hiện nay, hoạt động của các sàn Forex lừa đào đã càng ngày càng tinh vi hơn. Điển hình là ăn cắp thông tin và sau đó chặn IP để người dùng không truy cập được nữa. Nếu thấy sự bất thường khi truy cập trang chủ của sàn, các bạn cần rút ngay khỏi sàn đó.
- Sàn Forex không có giấy phép hoặc giấy phép giả: Các trader có thể kiểm tra giấy phép của các sàn uy tín tại đây.
- Sàn Forex cam kết lợi nhuận khủng:
Các sàn giao dịch Forex uy tín sẽ mong chờ vào việc bạn đầu tư không phải đầu cơ. Lợi nhuận của bạn “khủng” hay không là do bạn quyết định chứ không phải sàn.
- Sàn có nhiều đánh giá tiêu cực từ nhà đầu tư:
Nếu sàn xuất hiện các đánh giá tiêu cực, đó là dấu hiệu của một sàn kinh doanh chỉ quan tâm tới lợi nhuận của chính nó mà không nghĩ tới các lợi ích của khách hàng. Bạn nên tránh các sàn này vì lịch sử hoạt động sàn không tốt có thể dẫn đến sự phá sản của sàn.
Qua bài viết trên, các trader chắc hẳn đã có được một cái nhìn tổng quan về sàn Forex. Chúc các nhà đầu tư tìm được một sàn Forex phù hợp cho mình và thu về lợi nhuận hấp dẫn trong tương lai gần.